Tác dụng diệt khuẩn được dựa trên sự hấp thụ photon của các phân tử DNA và RNA. Phản ứng quang hóa phá vỡ kết cấu các DNA và RNA làm mất khả năng tái tạo của vi sinh vật. Quá trình này được gọi là làm bất hoạt vi sinh vật.
Một đoạn DNA của vi khuẩn trước khi bị chiếu tia cực tím.
Đoạn Gen đã bị phá hủy
Tia cực tím ở một tần số định có thể diệt 99,99% vi khuẩn nhưng không loại bỏ bất kỳ tạp chất gì có nước. Phương pháp này sử dụng điện và thường được ứng dụng ở đoạn cuối cùng của hệ thống lọc nước. Khác với đun sôi, phương này tiết kiệm điện và nhanh hơn nhiều. Đây là phưong pháp xử lý an toàn nếu kết hợp thêm với các loại lọc Than hoạt tính.
Bức xạ tia cực tím là bức xạ điện từ nằm giữa tia X và ánh sáng nhìn thấy, có bước sóng khoảng từ 100-400 nanomet.
Bước sóng UV được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm với tác dụng diệt khuẩn khác nhau - UV-A (315-400 nm), UV-B (280-315 nm), UV-C (200-280 nm) và UV chân không (100-200 nm).
Nhìn trên dải quang phổ tia UV, UV-C là tia UV có bức xạ mạnh nhất, dễ dàng được DNA, RNA và Protein hấp thụ. Dãy bức xạ này được gọi là dãy bức xạ diệt khuẩn, cho hiệu quả khử trùng cao nhất. Tác dụng diệt khuẩn cao nhất đạt được tại bước sóng 205-280 nm và độ nhạy diệt khuẩn tối đa ở bước sóng 265 nm.
Đèn cực tím | Chlorine | Ozone | |
Phương pháp | Vật lý | Hóa học | Hóa học |
Vốn đầu tư | Trung bình | Thấp | Cao |
Chi phí vận hành | Thấp | Trung bình | Cao |
Phụ tùng thay thế | Thấp | Trung bình | Cao |
Tần xuất bảo trì | Thấp | Cao | Cao |
Tốc độ diệt khuẩn | 1-3 giây | 15-45 phút | 10-30 phút |
Hiệu quả diệt khuẩn | Rất cao | Cao | không xác định |
Độc tố | Không | Có | Có |
Tác hại với người dùng | Không | Có | Có |
Để lại mùi/ sản phẩm phụ | Không | Có | Có |
Thay đổi tính chất nguồn nước | Không | Có | Có |
Ngoài khả năng diệt khuẩn, tia UV hoàn toàn không thể lọc được nước như nhiều người vẫn ngộ nhận.